Nấm bẹn ở vùng kín có tự hết không? Cách điều như thế nào?

Nấm bẹn là một bệnh lý gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Bệnh không gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và hiệu quả. Vậy nấm bẹn ở vùng kín có tự hết không? Cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này và nắm bắt được cách điều trị bệnh hiệu quả.

Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

Nấm bẹn là gì?

Nấm bẹn là một loại bệnh ngoài da phát triển do vi khuẩn nấm, thường được gây ra bởi các tác nhân trong nhóm Dermatophytes, đặc biệt là Trychophyton và Epidermophyton. Dù có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng nấm bẹn thường phổ biến ở thanh thiếu niên và trung niên.

Biểu hiện của bệnh thường bắt đầu bằng việc vùng da bị nhiễm nấm trở nên đỏ, sau đó xuất hiện các mảng da tổn thương và có mụn nước xung quanh. Sự ngứa ngáy và cảm giác đau sẽ khiến người bệnh gãi và chà xát, làm cho tổn thương lan rộng hơn. Nấm bẹn thường bắt đầu xuất hiện ở một bên của vùng bẹn và sau đó có thể lan rộng sang cả hai bên, đồng thời gây ra cảm giác ngứa khó chịu.

Nguyên nhân bị nấm bẹn

Muốn tìm lời giải đáp cho thắc măc nấm bẹn ở vùng kín có tự hết không, trước tiên bạn cần am hiểu về các nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh nấm bẹn phát triển và lan truyền nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt, thường gặp ở những người làm việc hoặc tiếp xúc thường xuyên với môi trường này, đặc biệt là khi vệ sinh cá nhân kém hoặc tiếp xúc với nước không đảm bảo vệ sinh, chẳng hạn như khi bơi lội.

Có nhiều yếu tố và nguyên nhân đóng vai trò trong sự phát triển và lan truyền của bệnh nấm bẹn, bao gồm:

Môi trường nhiệt đới ẩm và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây nhiễm trùng.

► Thói quen mặc quần áo ẩm ướt, mặc quần áo chật, không thoáng khí, không thấm hút mồ hôi hoặc không lau khô cơ thể sau khi tắm.

► Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không đảm bảo sạch sẽ, cũng như việc không thực hiện vệ sinh đều đặn, tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh.

► Nguồn nước hoặc không khí bị ô nhiễm và chứa nhiều vi nấm.

► Lây từ động vật như chó, mèo, gà, trâu bò... thông qua tiếp xúc trực tiếp.

► Lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quần áo với người bệnh.

Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

Nấm bẹn ở vùng kín có tự hết không?

Hầu hết các trường hợp nấm bẹn không tự khỏi mà cần phải điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể hoàn toàn điều trị khi phát hiện sớm các triệu chứng và tuân thủ đúng theo chỉ định của chuyên gia.

Nấm bẹn không chỉ gây ra những vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Để điều trị nấm bẹn, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng nấm dạng bôi hoặc dạng uống theo đơn từ chuyên gia da liễu.

Đa số các trường hợp được phát hiện và điều trị đúng cách từ đầu thường nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, nhiều người thường tự mua thuốc bôi mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia, điều này có thể làm cho tình trạng nấm bẹn không được cải thiện và trầm trọng hơn.

Một số trường hợp sử dụng corticoid để điều trị lâu dài có thể gây ra nhiều vấn đề như rạn da, teo da hoặc giãn mạch. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để mang lại hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.

Cách điều trị nấm bẹn hiệu quả

Thực tế cho thấy không ít người phải chịu đựng nấm bẹn trong thời gian dài, vì bệnh thường tái phát do không điều trị đúng cách hoặc không loại bỏ hoàn toàn nấm và các nguồn bệnh từ môi trường.

Mặc dù nấm bẹn gây ra nhiều phiền toái nhưng có thể hoàn toàn chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Phương pháp điều trị nấm bẹn gồm:

Điều trị bằng thuốc

Trong quá trình điều trị nấm bẹn, các chuyên gia thường sử dụng các loại thuốc chống nấm có hiệu quả như dung dịch cồn BSI, dung dịch cồn antimycose, dung dịch ASA và các kem bôi chứa ketoconazol, miconazol, econazol, griseofulvin.

Nếu tình trạng tổn thương da do nấm lan rộng và kéo dài, không đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị tại chỗ, có thể cần phải kết hợp với thuốc uống như fluconazole, itraconazole, griseofulvin. Điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 4 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài các loại thuốc chống nấm, một số loại thuốc khác như kem chứa steroid, kem dưỡng ẩm da và kem chống viêm cũng có thể giúp kiểm soát triệu chứng của nấm bẹn.

Phương pháp dân gian

Một số phương pháp điều trị dân gian sử dụng các dược liệu tự nhiên như tỏi, hành tây, muối cũng có thể giúp loại bỏ nấm và thúc đẩy phục hồi da. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh tình trạng tổn thương da nặng hơn do sử dụng không đúng cách.

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị nấm bẹn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để tiến hành thăm khám. Phòng khám Đa khoa Tây nguyên là một địa chỉ uy tín chuyên điều trị nấm bẹn.

Bạn có thể liên hệ đặt trước lịch khám bằng cách gọi đến hotline: 02693748888 hoặc đến trực tiếp Phòng khám ở địa chỉ 111 Trần Phú, P.Diên Hồng, TP.Pleiku, Gia Lai.

Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

Bí quyết phòng tránh nấm bẹn mà bạn nên biết

Nấm bẹn, mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng có thể trở nên cực kỳ phiền toái và khó chữa trị nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của người bệnh. Vì vậy, cả những người chưa từng mắc phải và đã điều trị khỏi cũng nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Điều kiện nóng, ẩm hoặc suy giảm miễn dịch cơ thể có thể khiến bạn dễ mắc nấm bẹn hơn. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp sau để giúp giảm nguy cơ nhiễm nấm vùng kín:

Hãy đảm bảo vệ sinh vùng kín bằng cách sử dụng xà phòng kháng khuẩn.

 Sau khi bơi hoặc tắm, hãy lau khô vùng kín cẩn thận.

 Áp dụng bột talc hoặc bột chống nấm để hút ẩm và giữ cho vùng kín khô ráo.

 Chọn đồ lót và quần rộng rãi để vùng kín có không gian thoáng đãng.

 Chọn đồ lót từ vải cotton hoặc chất liệu tổng hợp hút ẩm để giảm độ ẩm.

 Luôn giặt sạch quần áo, đặc biệt là sau khi tập luyện thể dục.

 Dùng riêng khăn để lau khô vùng bị nhiễm trùng và không dùng chung với các vùng khác.

 Hạn chế việc gãi vùng bị nhiễm nấm để không lây lan và rửa tay kỹ trước khi tiếp xúc với bất kỳ phần nào khác trên cơ thể.

 Giặt sạch tất cả đồ lót, khăn tắm và khăn trải giường bằng nước nóng.

 Tránh quan hệ tình dục với người bị nhiễm nấm bẹn vùng kín cho đến khi không còn ngứa nữa.

Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu đầy đủ và đúng đắn về thắc mắc nấm bẹn ở vùng kín có tự hết không. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám bệnh, ban hãy bấm vào khung chat bên dưới nhé!

Phòng Khám Đa Khoa Tây Nguyên Gia Lai Pleiku

da khoa tay nguyen
da khoa tay nguyen
da khoa tay nguyen